
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của motor cửa cuốn
Motor cửa cuốn được cấu tạo bởi 4 thành phần chính dưới đây:
1. Phần động cơ
Phần động cơ của cửa cuốn bao gồm stator và rotor. Trong khi, stato bao gồm các cuộn dây xích trên lõi sắt được đặt trên một vàng tròn giúp tạo nên từ trường quay ổn định. Rotor là thiết bị được cấu tạo hình trục làm nhiệm vụ cuộn dây quấn trên lõi thép.

Lõi động cơ cửa cuốn
2. Bộ phận phanh
Bộ phận phanh của mô tơ cửa cuốn rất quan trọng để tiến hành dừng trong quá trình đóng mở. Bộ phận phanh hay còn gọi là cụm phanh gồm có hai rơ le đóng mở để làm nhiệm vụ thực hiện các lệnh từ bấm tường điều khiển hoặc điều khiển từ xa. Hai rơ le này thực hiện hai chiều lên xuống riêng biệt.

Cụm phanh motor cửa cuốn
Trong phần động cơ của cửa cuốn nam châm điện đóng vai trò hút và nhả côn phanh được nối giữa mô tơ của cửa cuốn với bộ tời. Khi người dùng bấm để cửa hoạt động chay, nam châm điện sẽ nhả côn phanh để phần truyền tải mô tơ cửa cuốn hoạt động
3. Bộ phận điều khiển
Khi nhận được yêu cầu từ tay điều khiển, hộp nhận sẽ gửi tín hiệu đến đến bộ phận điều khiển trên motor, tùy vào lệnh mà rơ le nào sẽ được đóng – mở phù hợp.
Tiếp đó khi cửa cuốn hoạt động đến vị trí được chỉ định, rơ le hành trình sẽ ngắt để không cho motor chạy “quá”.
4. Bộ phận truyền động
Bộ phần truyền động làm nhiệm vụ chính là truyền động để tác động đến lô cuốn thực hiện đóng hoặc mở cửa cuốn theo các điều khiển của người dùng. Khi bạn dùng điều khiến, bộ phận truyền động sẽ truyền động lực đến phần mặt bích và khiến quay xích để kéo các lô cuốn của cửa lên khi muốn mở cửa.

Bộ phận truyền động
Trên đây là cấu tạo và nguyên lý hoạt động của motor cửa cuốn, Hi vọng bài viết sẽ giúp các bạn hiểu thêm về motor cửa cuốn để có kinh nghiệm lựa lựa chọn trước khi lắp đặt cửa cuốn.
Ngoài ra chúng tôi còn cung cấp dịch vụ sửa chữa mô tơ cửa cuốn tại nhà, Quý khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số Hotline: 0936 38 48 80 để được tư vấn tốt nhất !